Thuốc Augbactam 625mg là gì ? thành phần thuốc gồm những gì ? cách sử dụng thuốc như thế nào ? giá sản phẩm là bao nhiêu ? …………… là những câu hỏi khách hàng hay gửi mail đến Sportsnano . Bài viết này , Sportsnano xin giới thiệu Thuốc Augbactam 625mg để giúp quý khách hàng giải đáp những câu hỏi trên.
THÀNH PHẦN
Thành phần của Augbactam 625mg
Amoxicillin trihydrate tương đương Amoxicillin ………………………………………… 500 mg
Diluted potassium clavuclanate tương đương Acid clavulanic ………………….. 125 mg
Tá dược vừa đủ…………………………………………………………………………………………….. 1 viên
(Microcrystalline cellulose, Crospovidone, Croscarmellose sodium, Colloidal silicon dioxide, Magnesium stearate, Methacrylic acid copolymer, Hydroxypropyl methylcellulose, Talc, Titanium dioxide, Polyethylen glycol 6000, Polysorbate 80, Isopropanol, Ethanol 96%).
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH
AUGBACTAM dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn sau:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrhalissản sinh beta– lactamase: Viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi– phế quản.
– Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu– sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta– lactamase: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương.
– Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương.
– Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng.
– Nhiễm khuẩn khác: Sản phụ khoa, ổ bụng.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi:
– Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa: 1 viên cách 12 giờ /1lần.
– Nhiễm khuẩn nặng: 1 viên cách 8 giờ/1lần.
Nên uống thuốc vào đầu bữa ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày– ruột.
Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà không khám lại.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Mẫn cảm với nhóm Beta– lactam (các Penicillin, Cephalosporin).
– Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
THẬN TRỌNG
– Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan, suy thận.
– Do thuốc có chứa Aspartame, tránh dùng trong trường hợp phenylketon niệu.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
– Thường gặp: Tiêu chảy, ngoại ban, ngứa.
– Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn, nôn, viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.
– Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens– Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 2 vỉ x 7 viên bao phim
Hộp 2 vỉ x 5 Viên bao phim
NHÀ SẢN XUẤT
Mekophar
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Bilclamos1000mg
Medoclav Forte
KLAVUNAMOX 625 mg
Bimoclav 156.25mg
Riclapen 500/125
Curam 625mg
Copy ghi nguồn : Sportsnano.com
SẢN PHẨM CÙNG DANH MỤC
Indclav 1g
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng sinh như: Klamentin tab.1g, Sunamo, Indclav 1g. Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau thì phù hợp với từng thuốc khác nhau. Bài viết này, Sportsnano xin gửi đến bạn...
Xem chi tiết >Safelevo 750mg
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm trùng như: Bifucil 500mg,Fogum 500mg, Safelevo 750mg. Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau thì phù hợp với từng thuốc khác nhau. Bài viết này,...
Xem chi tiết >Floxsafe 400mg
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh do nhiễm khuẩn như: Tordol,Nakai 400mg, Floxsafe 400mg. Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau thì phù hợp với từng thuốc khác nhau. Bài viết...
Xem chi tiết >Flazenca 750.000/125
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh về răng miệng do nhiễm trùng gây ra như: Antirova Plus, Biclamos 1g, Flazenca 750.000/125. Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau thì phù hợp với...
Xem chi tiết >Iba-mentin 1000mg/62,5mg
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn như: Augbidil, Curam Tab.625mg, Iba-Mentin 1000mg/62,5mg. Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau thì phù hợp với từng thuốc khác nhau. Bài viết này,...
Xem chi tiết >